Gọi điện
Nhắn tin

06 Lưu ý quan trọng khi thiết kế bếp công nghiệp cho nhà máy 

Để đảm bảo tính hợp lý, tiện dụng, bạn cần lưu ý khi thiết kế bếp công nghiệp cho nhà máy. Đây là nơi phục vụ đồ ăn cho rất nhiều nhân viên, công nhân làm việc nên cần chú ý đảm bảo vệ sinh, thuận tiện khi làm việc, nâng cao năng suất. Trong quá trình lên kế hoạch và thiết kế bếp, bạn cần chú ý một số lưu ý sau.

Lưu ý khi thiết kế bếp công nghiệp cho nhà máy 

Vì nhà máy thường xây dựng ở những nơi xa khu dân cư nên việc đầu tư bếp ăn công nghiệp là rất cần thiết. Nhân viên sẽ tiết kiệm được thời gian ra ngoài ăn trưa, từ đó có thêm thời gian để nghỉ ngơi giữa các ca làm việc.

Lưu ý khi thiết kế bếp công nghiệp cho nhà máy
Lưu ý khi thiết kế bếp công nghiệp cho nhà máy

Bếp công nghiệp cho nhà máy thường xây dựng rất lớn, đầu tư nhiều trang thiết bị nên quy trình thiết kế, lắp đặt cũng khó khăn hơn. Trước khi thực hiện thiết kế, hoàn thiện bếp, bạn nên chú ý một số vấn đề sau. Chúng sẽ giúp bạn tránh được những lỗi sai trong quá trình thực hiện.

Thiết kế quy trình bếp một chiều 

Hiện nay, quy trình bếp một chiều được sử dụng khá phổ biến. Ưu điểm của quy trình này là phân rõ ràng những khu vực sơ chế, chế biến thực phẩm, đảm bảo thuận tiện và giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tối ưu không gian bếp 

Tùy theo số lượng công nhân, nhân viên mà bạn có thể chia diện tích bếp ăn khác nhau. Tất cả khu vực cần đảm bảo có không gian thoải mái, đủ để di chuyển dễ dàng. Giữa những khu vực sơ chế, khu soạn đồ, chế biến, phục vụ, vệ sinh, rửa bát đĩa phải có sự phân chia rõ ràng.

Từng đồ dùng, vật dụng trong bếp cũng cần sắp xếp gọn gàng, hợp lý. Bát, đĩa, đũa, nồi,… cần được chia và cất riêng từng khu vực. Điều này sẽ giúp quá trình chế biến trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn, không phải tốn thời gian tìm kiếm.

Sắp xếp đồ dùng gọn gàng 

Trong quá trình thiết kế bếp công nghiệp cho nhà máy, bạn cần đảm bảo các khu vực được sắp xếp gọn gàng. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích đặc biệt như:

  • Đảm bảo vệ sinh
  • Dễ dàng tìm kiếm
  • Rút ngắn thời gian chế biến món ăn
  • Tạo tính thẩm mỹ cho không gian bếp
Sắp xếp đồ dùng gọn gàng
Sắp xếp đồ dùng gọn gàng

Ưu tiên không gian làm việc của bếp chính 

Vì nhà máy có rất nhiều nhân viên, công nhân làm việc nên cần bố trí khu vực bếp chính có diện tích rộng hơn. Điều này giúp các đầu bếp có thể chế biến món ăn nhanh chóng, dễ dàng, không để mọi người phải chờ đợi lâu.

Đảm bảo vệ sinh tất cả các khu vực

Nếu bếp công nghiệp trong nhà máy không giữ vệ sinh sạch sẽ có thể làm ảnh hưởng tới cả trăm nghìn người. Chính vì vậy, bạn cần đặc biệt chú ý.

  • Hệ thống thùng rác phải được đặt hợp lý, đúng vị trí, thuận tiện cho các nhân viên làm việc
  • Hệ thống quạt thông gió, hút mùi cần đảm bảo hoạt động tốt, loại bỏ khói, mùi nhanh chóng
  • Khu vực sơ chế, rửa chén cần đảm bảo hệ thống thoát nước tốt, không gây đọng, mùi khó chịu
  • Khu vực đựng bát, đũa cần có tủ cao, sạch sẽ

Sử dụng chất liệu an toàn 

Vì bếp công nghiệp thường hoạt động, chế biến dài nên cần đảm bảo các thiết bị có độ bền, an toàn. Bạn có thể chọn các đồ vật làm từ inox – thép không gỉ để tránh oxy hóa, gây ảnh hưởng tới món ăn.

Kết luận chung 

6 lưu ý trên sẽ giúp bạn có thể thiết kế bếp công nghiệp cho nhà máy đơn giản, dễ dàng, đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm và cần tư vấn, hỗ trợ thêm hãy liên hệ Lửa Việt.

Chúng tôi đã từng hoàn thiện nhà bếp công nghiệp cho các nhà máy như nhà máy thép Hà Nội, nhà máy Toyota Việt Nam, nhà máy Yamaha Việt Nam, nhà máy lọc dầu Dung Quất,… Với hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành, Lửa Việt sẽ đưa ra phương án thiết kế tối ưu nhất cho bạn.

Thiết kế bếp công nghiệp cho nhà

Liên hệ ngay hotline để nhận tư vấn miễn phí quy trình bếp một chiều cho nhà máy. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được đội ngũ nhân sự, chuyên gia hỗ trợ tận tình.

Trả lời