Với chi phí đầu tư thấp, khả năng sinh lời cao, các dịch vụ giặt là, sấy khô quần áo đang phát triển và mang đến cơ hội khởi nghiệp cho rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Tuy nhiên, việc mở tiệm giặt là không đơn giản chỉ là thuê cửa hàng, đầu tư mua sắm thiết bị và ngồi chờ khách tới. Để kinh doanh tiệm giặt ủi thành công các bạn cũng cần tiến hành các bước khác nhau, từ lập kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm vị trí đặt cửa hàng đến phân tích đối thủ, tìm kiếm sự khác biệt và tiến hành quảng bá, tiếp thị đến tập khách hàng mục tiêu, .,..
Nếu mới bắt đầu tham gia vào thị trường này và muốn đầu tư kinh doanh có hiệu quả, các bạn cần tham khảo bài viết chia sẻ kinh nghiệm mở tiệm giặt là trong bài viết dưới đây.
Kinh nghiệm mở tiệm giặt là cho người mới bắt đầu
Là một chủ tiệm cung cấp dịch vụ giặt là (giặt ủi, giặt khô là hơi), bạn cần phải bỏ ra khá nhiều tiền cho việc thiết kế, trang trí cửa hàng, đầu tư mua sắm thiết bị, vận hành kinh doanh. Vì thế, để kinh doanh có lãi, trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần tham khảo kinh nghiệm mở quán giặt là dưới đây.
1. Nghiên cứu thị trường giặt ủi, giặt khô là hơi?
Việc đầu tiên bạn cần quan tâm trước khi mở tiệm giặt là chính là nghiên cứu thị trường. Thông qua quá trình quan sát, phân tích thị trường bạn sẽ xác định được tập khách hàng mục tiêu, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, cách thức hoạt động của họ và những cơ hội/thách thức mà bạn sẽ gặp phải.
Theo kinh nghiệm mở tiệm giặt là của những người chủ tiệm giặt ủi lâu năm, trung bình, tổng chi phí đầu tư cho 1 tiệm giặt là nhỏ sẽ giao động từ 100 triệu đến 200 triệu cho máy mới. Nếu phục vụ tập khách hàng lớn như nhà hàng, khách sạn, trường học, công ty may mặc, …, mức phí đầu tư sẽ lớn hơn, dao động từ 300 triệu đến vài tỷ.
Thông thường, khách hàng sử dụng dịch vụ giặt trong tiệm thường là học sinh, sinh viên, những người trẻ bận rộn, có ít thời gian làm việc nhà,… Giá giặt là trung bình là 5k -6k/kg giặt ướt và 10k -12k cho 1kg quần áo giặt/sấy khô. Giá giặt các loại quần áo có giá trị cao như áo lông vũ, áo dạ, áo bông là 35k – 55k/chiếc, áo da từ 80k – 100k/chiếc. Để gia tăng hiệu quả kinh doanh, một số tiệm còn nhận nhuộm, hấp quần áo bò, quần áo màu với giá trung bình khoảng 20k/chiếc.
Trong điều kiện kinh doanh lý tưởng, mức lợi nhuận trung bình từ tiệm giặt ủi đạt khoảng 33,3% – 50% doanh thu.
2. Lập kế hoạch kinh doanh tiệm giặt là?
Thông qua những dữ liệu thu thập được từ quá trình nghiên cứu thị trường, bạn có thể lập một kế hoạch kinh doanh chi tiết cho riêng mình.
Theo kinh nghiệm mở tiệm giặt là của mình, để hoàn tất bản kế hoạch kinh doanh tiệm giặt ủi, các bạn cần trả lời các câu hỏi sau:
– Các dịch vụ giặt là bạn sẽ cung cấp trong cửa hàng: Giặt ướt, giặt siêu tốc, giặt khô, là hơi, giặt quần áo da,…, dịch vụ giao nhận tại nhà tại các phòng trọ, chung cư.
– Đối tượng khách hàng mục tiêu: Sinh viên đại học, người làm văn phòng bận rộn, các hộ gia đình trẻ, các khách sạn 2*, 3* gần đó,…
– Nguồn lực cá nhân: Kinh nghiệm giặt là, tổng số vốn sở hữu,…
– Vị trí mở tiệm/cửa hàng: thuê ở đâu? Giá bao nhiêu? Cách thiết kế, trang trí cửa hàng?
– Mở tiệm giặt là cần những loại máy gì: máy giặt, máy sấy, bàn là ủi, bột giặt, nước xả vải cần nhập? Chi phí dự kiến?
– Sự khác biệt về dịch vụ giặt là của bạn so với đối thủ cạnh tranh: Giá cả, chất lượng phục vụ,….
– Mô tả kế hoạch marketing mà bạn sẽ sử dụng để tiếp thị tiệm giặt là của mình: Về chất lượng giặt, về giá cả, cách thức phục vụ,…
3. Chọn địa điểm phù hợp để mở tiệm giặt ủi
Vị trí mở cửa hàng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của tiệm giặt là. Tốt nhất, hãy chọn một vị trí tập trung nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn. Ngoài ra, mở tiệm giặt là ở một con phố có lưu lượng người qua lại đông, có chỗ đậu xe và dễ dàng tìm thấy cũng là kinh nghiệm mở cửa hàng giặt là tuyệt vời mà bạn nên tham khảo.
Phần lớn đối tượng chủ yếu sử dụng dịch vụ giặt là thường là sinh viên, những người làm văn phòng bận rộn, chưa có máy giặt nên vị trí mở cửa hàng cũng cần phải ở gần với các trường đại học, cao đẳng, nơi đông dân cư, có mật độ phòng trọ cho thuê cao. Trong trường hợp cung cấp dịch vụ giặt là cho các khách sạn 2*, 3*, các bạn có thể tìm các vị trí mở cửa hàng ở gần với vị trí của các khách sạn này.
Bên cạnh các vấn đề về vị trí, các bạn cũng cần cân nhắc về vấn đề giá thuê mặt bằng. Thông thường, giá thuê cửa hàng ở các khu vực này thường dao động từ 5.000.000 – 10.000.000 VND/tháng tùy theo diện tích, vị trí.
4. Mở tiệm giặt là cần những máy gì? Bao nhiêu tiền?
Với dịch vụ giặt khô là hơi, các bạn cần đặt mua máy giặt, máy sấy, bàn là, các loại bột giặt, nước xả vải, kệ, móc treo,… . Với kinh nghiệm mở tiệm giặt là của mình, tổng chi phí đầu tư cho một tiệm giặt là nhỏ, sử dụng máy mới 100% là 100 – 200 triệu.
Nếu có nhiều vốn, để bảo đảm chất lượng giặt, công suất máy, bạn nên mua mới 100%. Ngược lại, nếu muốn tiết kiệm chi phí đầu tư, các bạn có thể mua đồ cũ, đồ thanh lý trên internet, … Với bất cứ loại thiết bị nào, bạn cần phải đảm bảo rằng các loại máy đó hoạt động tốt, tiết kiệm điện, nước, không bị rò rỉ nước và gây tiếng ồn lớn khi giặt.
Một kinh nghiệm mở cửa hàng giặt ủi hay dành cho bạn là có có thể tham khảo mua thanh lý toàn bộ vị trí, máy móc của một cửa hàng giặt là trước đó, phí thanh lý khoảng 50 triệu đến 100 triệu tùy quy mô. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí đầu tư so với việc làm mới hoàn toàn mà lại có thể tận dụng được lượng khách hàng quen thuộc của tiệm.
5. Kế hoạch tiếp thị, dịch vụ khách hàng cho tiệm giặt là
Bạn sẽ không thể duy trì hoạt động giặt ủi hiệu quả nếu khách hàng không biết đến bạn. Vì thế, sau khi thuê cửa hàng, mua sắm thiết bị cần thiết, hãy lên kế hoạch xử lý tường nhà, thiết kế trang trí không gian, lắp đặt biển quảng cáo, ánh sáng, tạo sự sự hiện diện xung quanh vị trí mở cửa hàng để thu hút và gia tăng cơ hội tiếp xúc với khách hàng.
Kinh nghiệm mở tiệm giặt là thành công: Ngoài những cách marketing truyền thống như phát tờ rơi ở các cổng trường đại học, inposter quảng cáo dịch vụ, giảm giá cho khách quen,…, với mỗi khách hàng đang có, bạn cũng cần cung cấp cho khách hàng một dịch vụ tốt. Sau khi giặt, bạn có thể phân loại quần áo , gấp gọn quần áo cho khách hoặc giao hàng tại nhà nếu khách bận không đến lấy được..
Ngoài ra, bạn nên tổng hợp tên, danh sách tên, địa chỉ, số điện thoại của khách hàng quen và trực tiếp giới thiệu cho khách những loại bột giặt, mùi hương nước xả vải mới, những chương trình giảm giá đang có bằng hình thức truyền miệng hoặc nhắn tin,..
Trong những trường hợp khách bỏ quên tư trang, tiền bạc trong quần áo, các bạn cần lại ghi thông tin, gọi điện thông báo, bảo quản và trả lại cho họ. Bằng một thái độ phục vụ chân thành, gần gũi, bạn có thể tạo những thiện cảm nhất định cho khách hàng, khiến họ ghé thăm cửa hàng của bạn khi có nhu cầu giặt khô là hơi.
6. Thuê nhân viên
Nếu tiệm giặt là của bạn không được duy trì, quản lý tốt, các bạn sẽ rất khó để giữ chân khách hàng cũ và tiếp cận các khách hàng mới. Vì thế, nếu bận việc, các bạn có thể thuê thêm nhân viên hỗ trợ nhận đơn, giặt đồ cho khách, dọn dẹp và bảo trì tiệm giặt. Hãy phân chia công việc trong tiệm một cách hợp lý, đảm bảo thời gian hoạt động từ 7h30 – 19h (trong giờ đi làm khách có thể ghé vào tiệm của bạn gửi đồ giặt và ghé vào lấy đồ đã giặt vào giờ tan tầm, khoảng 18h -19h). Ngoài ra, bạn cũng cần đào tạo nhân viên cách nhận đồ của khách, cách ghi hóa đơn, vận hành các loại máy giặt, thiết bị trong tiệm, cách sắp xếp quần áo sau khi giặt,…, để họ có thể phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng khi bạn vắng mặt tại tiệm.
Kinh nghiệm mở cửa hàng giặt ủi thực tế: Nếu quy mô cửa hàng giặt là lớn, các bạn có thể thuê nhân viên toàn thời gian với giá khoảng 4 triệu – 5 triệu/tháng. Với các tiệm giặt là nhỏ hơn, các bạn có thể thuê nhân viên làm việc bán thời gian, trả lương theo giờ với mức lương giao động từ 12 – 15k/giờ.
Trên đây là một vài kinh nghiệm mở tiệm giặt là, giặt ủi, kinh nghiệm mở cửa hàng giặt khô là hơi dân sinh, quy mô nhỏ mà chúng tôi tổng hợp được, rất hy vọng sẽ giúp ích cho trong quá trình lập kế hoạch, thực thi kế hoạch kinh doanh tiệm giặt là thực tế của mình. Chúc các bạn thành công.