Bếp trên mây là gì? Vì sao mô hình này ngày càng mở rộng? Thời gian gần đây, chắc hẳn bạn đã nghe thấy cụm từ “bếp trên mây nhiều lần”, đặc biệt khi đại dịch đang bùng phát và chưa có dấu hiệu dừng lại. Bếp trên mây ra đời như một giải pháp giúp ích rất nhiều cho việc kinh doanh nhà hàng, quán ăn hiện nay.
Bếp trên mây là gì? Hoạt động như thế nào?
Bếp trên mây hay còn gọi là Cloud Kitchen là tập nhiều nhiều nhà hàng khác nhau trong cùng một khu vực. Nơi đây không đón bất kỳ vị khách hàng mà chỉ phục vụ giao hàng về nhà, đến văn phòng, nơi làm việc,… Có thể nói, đây chính là mô hình kinh doanh F&B kiểu mới.
Mô hình bếp trên mây hoạt động khá đặc biệt. Mọi thứ từ quy trình vận hành đến cách thức quản lý đều khác biệt so với mô hình kinh doanh F&B thông thường.
Cách thức vận hành
Với mô hình bếp trên mây sẽ có cách vận hành như sau:
- Khách hàng đặt món thông qua các trang web, ứng dụng của bếp hoặc các trang giao hàng khác như Grab, ShopeeFood, Baemin,…
- Trung tâm xử lý dữ liệu sẽ xử lý đơn hàng, thực hiện giao hàng, quản trị quan hệ khách hàng, thanh toán
- Tại điểm bán hàng đã được kết nối với hệ thống đặt hàng online trước đó sẽ hiển thị đơn hàng. Nhà bếp thông qua điều này để tiến hành chuẩn bị và chế biến món ăn
- Đầu bếp sẽ nhận order để thực hiện phục vụ theo đơn hàng
- Món ăn sẽ được đóng gói và giao cho đơn vị vận chuyển đến tay khách hàng
- Khách hàng nhận tiện và thanh toán đơn hàng
Phương thức quản lý
Với bếp trên mây, quy trình quản lý sẽ có phần phức tạp hơn. Chủ nhà hàng cần tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng, tránh gây lỗ, lãng phí công suất hoạt động.
Cả nhà hàng cần tối ưu hóa việc sắp xếp đơn hàng, phân chia tổ chức sản xuất trong bếp. Không thể để tình trạng khách hàng đặt một suất cơm chiên nhưng lại dùng chảo có công suất 5 – 6 suất để thực hiện, làm giảm hiệu năng của người đầu bếp.
Phương thức quản lý bằng kỹ thuật có thể gây khó khăn cho một số nhà đầu tư mô hình bếp trên mây. Tuy nhiên, nếu muốn phát triển tốt trong thời buổi dịch bệnh kéo dài thì đây là cơ hội duy nhất.
Lý do mô hình bếp trên mây ngày càng nở rộ
Mô hình bếp trên mây ngày càng nở rộ và được nhiều đơn vị chuyển đổi sử dụng. Đặc biệt khi dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp thì mô hình càng được đánh giá cao. Nhiều chủ nhà hàng đã lựa chọn mô hình này vì những ưu điểm sau:
Đáp ứng nhu cầu trong mùa dịch
Dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp nên nhà nước cũng khuyến cáo người dân không nên ra đường, tiếp xúc với nhau. Chính vì vậy, nhu cầu đặt hàng online tăng lên rất nhanh. Theo báo cáo Kinh tế Đông Nam Á năm 2019 dự báo tỷ lệ thâm nhập ở thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam là 9,8% vào năm 2020.
Với lượng người dùng khoảng 61 triệu người thì thị trường giao đồ ăn trực tuyến dự đoán sẽ ngày càng tăng trưởng.
Tiết kiệm chi phí
Việc đầu tư mô hình quán ăn truyền thống có thể tốn rất nhiều chi phí như thuê mặt bằng, nhân công, trang thiết bị,… Tuy nhiên, với mô hình bếp trên mây lại tiết kiệm được rất nhiều. Thay vì thuê mặt bằng lớn, lượng nhân viên nhiều thì nhà hàng chỉ cần thuê địa điểm có diện tích từ 15 – 25m2. Bếp cũng không cần quá nhiều người, chỉ từ 2 – 5 người là có thể phục vụ tốt.
Chi phí được tối ưu sẽ giúp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho nhà hàng.
Phục vụ lượng khách hàng lớn hơn
Với mô hình bếp trên mây, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và tập trung đẩy mạnh Marketing online. Đây là hình thức quảng cáo trực tuyến được rất nhiều đơn vị lựa chọn vì có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Số lượng khách hàng biết đến quán tăng lên sẽ làm tăng lượng đơn đặt hàng.
Tập trung nâng cao chất lượng món ăn
Chất lượng đồ ăn là thứ kết nối duy nhất giữa nhà hàng hoạt động theo mô hình bếp trên mây với khách hàng. Chính vì vậy, đơn vị cần có đội ngũ nhân viên nhà bếp có tay nghề cao. Vì không phải tập trung vào đào tạo nhân viên phục vụ nên có thể làm nổi bật món ăn trở nên ngon và đặc biệt hơn.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về mô hình bếp trên mây đã được Lửa Việt tổng hợp. Hy vọng có thể giúp chủ nhà hàng hiểu rõ, có thêm hướng đi mới cho mình. Nếu cần tư vấn xây dựng bếp công nghiệp hoặc đặt hàng thiết bị bếp hãy liên hệ ngay Lửa Việt. Đội ngũ nhân sự sẽ giúp bạn lựa chọn thiết bị tốt nhất, giá phải chăng nhất.
Những khó khăn khi xây dựng nhà hàng theo mô hình này
Chăm sóc khách hàng
Do không tiếp xúc với khách hàng trực tiếp, nên khâu chăm sóc khách hàng sẽ phụ thuộc nhiều vào công nghệ và khả năng kết nối sau bán hàng của đội ngũ. Bên cạnh đó, những rào cản về kỹ thuật, quản trị cũng sẽ là một tác nhân không nhỏ ảnh hưởng đến quá trình này.
Giá cả bị đội lên cao
Việc phải sử dụng qua các nền tảng khác và trả phí khiến cho giá cả các mặt hàng thường bị độn lên rất nhiều so với thực tế tại cửa hàng. Để đảm bảo biên độ lợi nhuận, bên cạnh việc nâng giá thành thì các cửa hàng cần đạt đến một công suất nhất định để đạt tới điểm hòa vốn. Giải pháp cho vấn đề này đó là, sử dụng các địa điểm phù hợp để giảm chi phí, kết hợp với bán hàng offline trực tiếp, tính toán chi phí rõ ràng để đảm bảo tối ưu công suất hoạt động, nhân lực.
Cạnh tranh cao
Đối với các cửa hàng truyền thống, bạn chỉ cần cạnh tranh trong một khu vực địa lý nhất định. Tuy nhiên, với mô hình bếp trên mây. Tất cả các đối thủ đều có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng của bạn. Bên cạnh đó, họ sẵn sàng giảm giá sâu để thu hút khách hàng khiến cho bạn khó giữ được sự ổn định của tệp khách trung thành.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về mô hình bếp trên mây đã được Lửa Việt tổng hợp. Hy vọng có thể giúp chủ nhà hàng hiểu rõ, có thêm hướng đi mới cho mình. Nếu cần tư vấn xây dựng bếp công nghiệp hoặc đặt hàng thiết bị bếp hãy liên hệ ngay Lửa Việt. Đội ngũ nhân sự sẽ giúp bạn lựa chọn thiết bị tốt nhất, giá phải chăng nhất.