Gọi điện
Nhắn tin

10 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng giúp phát triển bền vững

Một bản kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị kỹ lưỡng là nền tảng cho sự phát triển bền vững cho nhà hàng của bạn. Bạn cần có kế hoạch trước khi bắt đầu bất cứ điều gì, một bản kế hoạch phù hợp chính là một cuốn sổ hướng dẫn để bạn từng bước đi tới thành công.

Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng được tham vấn bởi đội ngũ chuyên gia của Lửa Việt. Đơn vị hàng đầu trong thiết kế thi công bếp nha hàng, khách sạn.

Bước 1: Xác định mục tiêu kinh doanh

Trước khi bắt đầu mở một nhà hàng, việc xác định mục tiêu kinh doanh sẽ là một yếu tố vô cùng quan trọng. Điều này giúp bạn tập trung và có lộ trình cụ thể cho hoạt động kinh doanh của nhà hàng.  Giúp bạn tập trung vào những mục tiêu cốt lõi và điều hướng cho việc phát triển và quản lý nhà hàng.

Hậu quả của việc không xác định mục tiêu

Nếu bạn không xác định rõ ràng mục tiêu kinh doanh cho nhà hàng, có thể gây ra một số vấn đề và hậu quả tiêu cực. Đầu tiên, việc không có mục tiêu sẽ làm mất đi định hướng phát triển lâu dài cho cả hệ thống và các nhân viên. Không có hướng dẫn rõ ràng, đội ngũ nhân viên có thể làm việc mà không biết mục tiêu nào cần ưu tiên thực hiện.

Ngoài ra, việc không xác định mục tiêu kinh doanh cũng làm mất đi điểm đặc biệt và sự khác biệt (USP) của nhà hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Khi bạn không có mục tiêu rõ ràng, khách hàng cũng sẽ không biết nhà hàng của bạn phục vụ loại thực đơn nào, dành cho đối tượng khách hàng nào và có phong cách kinh doanh như thế nào.

Giải pháp hiệu quả

Để giải quyết vấn đề này, bạn cần tiến hành xác định mục tiêu kinh doanh rõ ràng cho nhà hàng của mình. Hãy đặt ra những câu hỏi như “Tôi muốn nhà hàng của mình phục vụ loại thực đơn nào?”, “Tôi muốn nhà hàng đó dành cho đối tượng khách hàng nào?” và “Tôi muốn nhà hàng của mình có phong cách kinh doanh như thế nào?”.

Việc xác định rõ ràng mục tiêu kinh doanh sẽ giúp bạn có hướng đi và chiến lược phát triển cho nhà hàng của mình. Nó sẽ giúp tạo nên sự khác biệt và thu hút khách hàng. Bằng cách tập trung vào các giá trị cốt lõi, bạn có thể tạo nên một nhà hàng độc đáo và thành công.

lap-ke-hoach-kinh-doanh-nha-hang (4)
Lập kế hoạch kinh doanh rõ ràng trước khi hành động

Bước 2: Nghiên cứu thị trường

Trước khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng, bạn cần phải nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Điều này giúp bạn hiểu rõ về khách hàng tiềm năng của mình, các đối thủ cạnh tranh trong ngành và xu hướng của thị trường hiện tại. Bạn nên tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh gần nhà hàng của bạn, phân tích các nhà hàng thành công trong khu vực và tìm hiểu về thói quen ăn uống của người dân địa phương. Bằng cách nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, bạn sẽ có thông tin cần thiết để có thể thiết kế một kế hoạch kinh doanh nhà hàng phát triển bền vững và lâu dài.

Bước 3: Chuẩn bị nguồn tài chính

Với mọi dự án kinh doanh, nguồn tài chính đóng vai trò quan trọng. Bước này yêu cầu bạn xác định nguồn vốn cần thiết để khởi động và duy trì nhà hàng của mình. Bạn cần xem xét các chi phí như thuê mặt bằng, mua sắm thiết bị và nguyên liệu, chi phí tiền lương và marketing. Nếu bạn không tự có đủ nguồn tài chính, bạn cần tìm cách huy động vốn từ các nguồn khác như Ngân hàng, gia đình hoặc đối tác kinh doanh.

Điểm hòa vốn là một trong những kiến thức quan trọng khi bạn kinh doanh. Hãy tính toán xem bạn cần bán tổi thiểu bao nhiêu đơn hàng / doanh thu mỗi ngày để đạt được điểm hòa vốn.

Bước 4: Lựa chọn địa điểm

Địa điểm là yếu tố quyết định thành công của một nhà hàng. Khi chọn địa điểm, bạn cần xem xét về vị trí và mức độ tiện lợi cho khách hàng. Bạn nên lựa chọn một địa điểm gần các khu vực có mật độ dân cư đông đúc và dễ tiếp cận. Ngoài ra, xem xét về cạnh tranh và khu vực đó có phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn hay không. Ví dụ, nếu nhà hàng của bạn chuyên về ẩm thực Ý, lựa chọn một địa điểm gần các nhà hàng Ý khác có thể tốt hơn để hướng khách du lịch và người yêu thích ẩm thực Ý tới nhà hàng của bạn.

Xem thêm: Kinh nghiệm chọn địa điểm kinh doanh nhà hàng, quán ăn

Bước 5: Thiết kế thực đơn nhà hàng

Thực đơn là linh hồn của một nhà hàng và có thể ảnh hưởng lớn tới sự thành công của dự án kinh doanh của bạn. Bạn cần xác định thự đơn dựa trên mục tiêu kinh doanh và sở thích của khách hàng mục tiêu. Xem xét về độ đa dạng và khả năng phục vụ của nhà bếp, cũng như đảm bảo rằng các món ăn trên thực đơn phải chất lượng, sự tươi ngon và an toàn.

Bước 6: Thiết kế không gian nhà hàng

Thiết kế không gian nhà hàng là yếu tố quan trọng nhằm tạo ra không gian thoải mái và thu hút cho khách hàng. Bạn cần xem xét về phong cách nội thất, bố trí bàn ghế, màu sắc và ánh sáng để tạo cảm giác chuyên nghiệp và thoải mái cho khách hàng. Bạn cần đảm bảo rằng không gian nhà hàng phù hợp với phân khúc khách hàng mục tiêu của bạn và tạo một không gian hài hoà và thú vị.

lap-ke-hoach-kinh-doanh-nha-hang (1)
Thiết kế không gian nhà hàng phù hợp với mục tiêu kinh doanh

Bên cạnh đó, thiết kế bếp nhà hàng cũng là một yếu tố không thể bỏ lỡ. Bếp nhà hàng chính là nơi sản xuất cho nhà hàng của bạn những sản phẩm giá trị nhất cho khách hàng.

Xem thêm: Những điều cần chú ý khi thiết kế bếp nhà hàng nhỏ

Bước 7: Kế hoạch thi công và hoàn thiện

Sau khi đã có thiết kế nhà hàng hoàn chỉnh, bạn cần lập kế hoạch thi công và hoàn thiện công trình nhà hàng. Lựa chọn nhà thầu xây dựng và hoàn thiện phù hợp để đảm bảo chất lượng công trình. Bạn nên xem xét về thời gian thi công và dự trù kinh phí cho giai đoạn này.

Bước 8: Kế hoạch uyển dụng và đào tạo nhân viên

Nhân viên là yếu tố quan trọng trong thành công của một nhà hàng. Bạn cần lập kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân viên để đảm bảo chất lượng phục vụ và quản lý ổn định. Xem xét về số lượng nhân viên, các vị trí công việc cần thiết và chuẩn mực tuyển dụng. Đảm bảo rằng nhân viên của bạn có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc ở các vị trí khác nhau trong nhà hàng.

lap-ke-hoach-kinh-doanh-nha-hang (2)
Yếu tố con người là không thể thiếu

Bước 9: Kế hoạch marketing và quảng bá

Kế hoạch marketing và quảng bá là yếu tố không thể thiếu để thu hút khách hàng tới nhà hàng. Bạn cần xác định kế hoạch marketing online và offline, bao gồm việc xây dựng một trang web chuyên nghiệp, tạo nội dung quảng cáo trên mạng xã hội và phân tích các kênh quảng cáo truyền thông truyền thống. Bạn có thể tìm hiểu về chiến lược giá cả, giảm giá và khuyến mãi để thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ.

Đối với kênh online: Ngày nay, video ngắn là một định dạng tiếp cận được với rất nhiều khách hàng tiềm năng. Hãy đầu tư thời gian và công sức để quay cận cảnh các hoạt động trong nhà hàng, hướng dẫn món ăn, review của khách hàng, các điểm nổi bật để dễ dàng thu hút khách hàng hơn.

Đối với kênh offline: Biển bảng nổi bật, tờ rơi khuyến mãi… là các hình thức truyền thống nhưng không hề kém hiệu quả trong kinh doanh nhà hàng. Hãy đa dạng hóa các hình thức quảng bá sao cho phù hợp với ngân sách của bạn dự kiến.

Bước 10: Tìm phương án quản lý và vận hành

Cuối cùng, bạn cần lập kế hoạch cho hoạt động quản lý và vận hành của nhà hàng. Xác định danh sách công việc và quy trình quản lý cần thiết để đảm bảo sự thuận lợi và hiệu quả trong hoạt động hàng ngày. Lập kế hoạch về việc cung cấp đào tạo cho đội ngũ quản lý và nhân viên để nâng cao năng lực và sự chuyên nghiệp trong việc vận hành và quản lý nhà hàng.

Bạn có thể tham khảo sử dụng một số phần mềm chuyên nghiệp để tối ưu hóa cho quá trình này.

Nếu bạn là một người chuẩn bị kinh doanh nhà hàng, quán ăn. Đừng bao giờ bỏ qua bước lập kế hoạch kinh doanh. Nó không chỉ giúp bạn có một cái nhìn sáng suốt hơn mà còn giúp bạn quản trị mọi rủi ro. Yếu tố tiên quyết giúp bạn thành công trong lĩnh vực này.

Trả lời