Gọi điện
Nhắn tin

Kinh nghiệm chọn địa điểm kinh doanh nhà hàng, quán ăn

Kinh doanh Nhà hàng và quán ăn là một trong những lĩnh vực kinh doanh được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, việc chọn địa điểm kinh doanh phù hợp là rất quan trọng. Địa điểm kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách hàng của bạn, doanh thu và lợi nhuận của quán. Hãy cùng tìm hiểu cách lựa chọn địa điểm mở nhà hàng quán ăn giúp cho cửa hàng bạn có nhiều khách hàng và phát triển tốt nhất.

Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Trước khi bắt đầu tìm kiếm một địa điểm kinh doanh phù hợp, bạn cần xác định khách hàng mục tiêu của mình. Khách hàng là nhân tố quyết định đến doanh số bán hàng của bạn, vì vậy trước khi có ý định tìm một vị trí để kinh doanh, bạn phải xác định được chính xác tập khách hàng mục tiêu của nhà hàng mình. Sau đó, nghiên cứu từ các thông tin về nhân khẩu học cơ bản của tập khách hàng mục tiêu xung quanh nhà hàng như độ tuổi, giới tính, thu nhập, mức chi tiêu, cho tới việc họ sống, làm việc và giải trí ở đâu? Những nơi họ thường hay lui tới? Sở thích và thói quen của họ là gì? Hãy đảm bảo địa điểm lựa chọn của bạn phù hợp với hình ảnh và phong cách mà nhà hàng bạn theo đuổi.

cach-lua-chon-dia-diem-kinh-doanh-nha-hang-quan-an (1)
Lựa chọn địa điểm phù hợp với chân dung khách hàng mục tiêu của mình

Ví dụ: Nếu nhà hàng của bạn hướng đến khách hàng trẻ tuổi, bạn có thể tìm kiếm các khu vực gần các trường đại học hoặc khu vực nhiều quán cà phê, quán bar.

Xem ngay: Kinh nghiệm thiết kế bếp cho nhà hàng nhỏ

Tính toán ngân sách

Là chủ nhà hàng, bạn cần xác định được số tiền sẽ chi ra cho các chi phí cố định này là bao nhiêu để xác định được vị trí mình sẽ thuê có phù hợp với mức giá đó hay không. Tiền cũng là yếu tố để bạn quyết định tìm địa điểm tại phố lớn, phố nhỏ hay trong ngõ, hẻm. Khoảng ngân sách này, bạn nên tính toán để đảm bảo việc duy trì thuê địa điểm được tối thiểu 01 năm, bất chấp việc đã có thể thu hồi vốn hay chưa.

Ví dụ: Nếu ngân sách của bạn là 50 triệu đồng, bạn có thể tìm kiếm các khu vực ngoại thành hoặc các khu vực không quá sầm uất để thuê mặt bằng.

Bắt đầu tìm kiếm thông tin

Sau khi đã xác định được khách hàng mục tiêu và ngân sách cho việc thuê mặt bằng, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm thông tin về các khu vực có tiềm năng để kinh doanh nhà hàng hoặc quán ăn. Bạn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm trực tuyến như Google Maps, Bing Maps, hay các trang web chuyên về bất động sản để tìm kiếm các khu vực phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này để có được những gợi ý hữu ích.Khi tìm kiếm thông tin, bạn nên chú ý đến các yếu tố sau:

Vị trí

Địa điểm kinh doanh cần phải thuận tiện cho khách hàng đến và đi. Vị trí càng thuận tiện thì khả năng thu hút khách hàng càng cao. Bạn nên chọn những địa điểm nằm ở trung tâm thành phố hoặc gần các khu vực sầm uất.

cach-lua-chon-dia-diem-kinh-doanh-nha-hang-quan-an (2)
Lựa chọn vị trí thông qua các công cụ

Ví dụ, nếu nhà hàng của bạn hướng đến khách hàng du lịch, bạn nên chọn một địa điểm gần các điểm du lịch nổi tiếng.

Mật độ dân số

Mật độ dân số càng cao thì khả năng thu hút khách hàng càng lớn. Bạn nên chọn những địa điểm nằm ở khu vực có mật độ dân số cao.

Ví dụ: Thay vì lựa chọn các khu vực giàu có nhưng khách hàng đi làm ăn ở xa (các vùng nông thôn..), thì bạn hãy lựa chọn các khu công nghiệp, trường đại học, khu nhà văn phòng. Nơi mọi người tập trung để làm việc và có nhiều người sinh sống

Cạnh tranh

Bạn nên chọn những địa điểm không quá gần với các quán ăn hoặc nhà hàng cùng loại để tránh sự cạnh tranh quá lớn.

Ví dụ, nếu nhà hàng của bạn là một quán cà phê, bạn nên chọn một địa điểm không quá gần với các quán cà phê khác để tránh sự cạnh tranh quá lớn. Tuy nhiên người Việt Nam ta có câu: “Mua có bạn, bán có phường”. Nếu như toàn bộ dãy phố đều kinh doanh một mặt hàng, bạn vẫn có thể tiếp tục kinh doanh mặt hàng đó nhưng có những điểm nhấn riêng. Ví dụ cả khu phố kinh doanh cơm bình dân, bạn có thể lựa chọn quán cơm bình dân có phòng điều hòa.

cach-lua-chon-dia-diem-kinh-doanh-nha-hang-quan-an (3)
Hãy tạo ra điểm khác biệt ở nhà hàng của bạn để thu hút khách hàng

Tiện ích

Địa điểm kinh doanh cần phải gần các tiện ích như bệnh viện, trường học, siêu thị,… để thuận tiện cho việc đi lại của khách hàng.

Ví dụ, nếu nhà hàng của bạn hướng đến khách hàng là người nước ngoài, bạn nên chọn một địa điểm gần các khách sạn hoặc các điểm du lịch để thuận tiện cho việc đi lại của khách hàng.

Giá thuê

Giá thuê mặt bằng là một trong những yếu tố quan trọng khi chọn địa điểm kinh doanh. Bạn nên chọn những địa điểm có giá thuê phù hợp với ngân sách của mình. Hãy quan sát và khảo giá chi tiết trong khu vực trước khi đưa ra quyết định. Đôi khi, chi phí cố định như giá thuê chỉ cần tiết kiệm được một chút là bạn đã giảm rất nhiều gánh nặng đầu tư.

Pháp lý

Trước khi quyết định thuê một mặt bằng, bạn cần phải kiểm tra kỹ các giấy tờ pháp lý liên quan để tránh rủi ro trong quá trình kinh doanh. Một trong những điều bạn hãy lưu ý là Phòng cháy chữa cháy. Một số địa điểm được cải tạo từ các loại hình kinh doanh khác có thể sẽ không đảm bảo được tiêu chuẩn cho nhà hàng quán ăn. Giấy tờ pháp lý đầy đủ sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều rủi ro như bị phạt thậm chí buộc ngừng hoạt động kinh doanh.

Tóm lại, việc chọn địa điểm kinh doanh là rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của quán ăn hay nhà hàng của bạn. Hãy xác định rõ chân dung khách hàng mục tiêu, tính toán chi phí phù hợp và bắt đầu hành động.

Nếu bạn gặp bất cứ khó khăn nào trong việc chuẩn bị kinh doanh nhà hàng khách sạn. Hãy liên hệ với chúng tôi hoặc để lại bình luận để đội ngũ chuyên gia của Lửa Việt sẽ hỗ trợ bạn tốt nhất.

Trả lời