Khi bắt đầu kinh doanh, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể lựa chọn các vị trí có mặt bằng tốt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn thiết kế bếp nhà hàng nhỏ sao cho tối ưu công năng nhất. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh và tăng trưởng lợi nhuận bền vững lâu dài.
Lưu ý quan trọng cho các khu vực khi nhà hàng có diện tích khiêm tốn
Ngày càng nhiều nhà hàng, quán ăn mọc lên để phục vụ nhu cầu của người dân, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi ngành dịch vụ rất phát triển. Tuy nhiên, ở các thành phố, diện tích nhà hàng sẽ không được quá rộng, đặc biệt hiện nay, nhu cầu thiết kế các bếp nhà hàng nhỏ cho quán ăn, cho nhà hàng nhiều tầng là rất lớn.
Dù thiết kế bếp nhà hàng nhỏ, chúng ta vẫn phải chú ý đầy đủ 6 phân khu: khu bảo quản thực phẩm, khu món nguội, khu sơ chế, khu nấu, khu ra thức ăn và khu rửa chén để đảm bảo công năng của nhà bếp.
Cùng Lửa Việt tìm hiểu những nguyên tắc và bí quyết để thiết kếp bếp nhà hàng nhỏ hay thiết kế bếp cho quán ăn hiệu quả nhé.
Tính toán khu bảo quản thực phẩm trong thiết kế khu bếp cho nhà hàng
Khu bảo quản thực phẩm là nơi sẽ lưu trữ, bảo quản nguyên liệu, thực phẩm phục vụ công tác nấu ăn cho nhà hàng trong ngày hoặc trong nhiều ngày. Các loại đồ khô, gia vị, thực phẩm sẵn có thể để trong nhiều ngày, các loại thực phẩm tươi như: rau củ, thịt cá tối ưu nhất là sử dụng trong ngày. Theo công thức của chuyên gia Mỹ khuyên dùng để tính toán diện tích kho lưu trữ thực phẩm hợp lý dựa trên tổng số suất ăn phục vụ trong ngày:
- Nhà hàng dưới 100 suất ăn/ngày: 0.8m2 cho 10 suất ăn
- Nhà hàng từ 100 – 300 suất ăn/ngày: 0.7m2 cho 10 suất ăn
- Nhà hàng lớn hơn 300 suất ăn/ngày: 0.6m2 cho 10 suất ăn
Dựa vào công thức trên, chúng ta có thể tính toán được diện tích cần thiết dành cho kho bảo quản bếp nhà hàng để tối ưu diện tích.
Trong khu vực bảo quản thực phẩm chúng ta lại phân chia ra làm các khu vực nhỏ hơn:
- Khu vực chứa thực phẩm khô: sử dụng các tủ kệ để chứa đồ
- Khu vực chứa công cụ, dụng cụ bếp và nhà hàng: thường sử dụng các giá nhiều tầng
- Khu vực chứa thực phẩm tươi sống( hải sản, thịt): sử dụng kho lạnh, tủ lạnh, tủ đông
- Khu vực chứa rau củ, các loại gia vị: sử dụng các giá, tủ
Khi lựa chọn các dụng cụ trong khu vực này cần tính toán công năng phù hợp với diện tích. Đối với các thiết bị bảo quản đồ tươi sống như: kho lạnh, tủ lạnh, tủ đông… Chọn loại nào phù hợp khi thiết kế bếp nhà hàng nhỏ? Thông thường trang bị tủ lạnh và tủ đông công nghiệp là lựa chọn phù hợp vì kho lạnh chiếm diện tích lớn, chi phí đầu tư khá cao. Tủ lạnh và tủ đông tiết kiệm diện tích hơn mà có nhiều loại dung tích phù hợp với công suất nhà hàng của bạn.
Nên sử dụng các giá, kệ nhiều tầng để đựng thực phẩm, nguyên liệu hay trang thiết bị nhằm tiết kiệm không gian.
Diện tích cần thiết cho các món ăn nguội trong thiết kế bếp nhà hàng.
Đây là nơi chuẩn bị các món ăn lạnh mà không cần nấu nướng như: salat, các món thịt nguội, các món tráng miệng… Nhiệt độ tại khu vực này cần mát mẻ, khoảng 18 độ. Chính vì vậy, khu này nên được tách riêng, xa khu bếp nấu để tránh bị ảnh hưởng nhiệt.
Một số dụng cụ cần thiết được sử dụng trong khu vực này như: bàn lạnh salat, bàn soạn thức ăn inox, chậu rửa nhỏ inox.
Khu sơ chế nguyên liệu và các thiết bị inox cần thiết cho kho sơ chế.
Khu sơ chế nên đặt gần khu nấu ăn để có thể đưa thực phẩm qua sơ chế vào bếp nấu một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian. Tùy thuộc vào menu nhà hàng để trang bị các thiết bị cần thiết, tuy nhiên thường thì sẽ sử dụng các thiết bị sau:
- Bồn rửa rau inox 2 chậu
- Bồn rửa thịt
- Bồn rửa thủy, hải sản
- Bàn inox sơ chế nguyên liệu
- Bàn inox thành phẩm sau khi sơ chế nguyên liệu xong
Nếu có thể, trang bị thêm các loại máy phục vụ công tác sơ chế để nâng cao hiệu suất như: máy cưa xương, máy thái rau củ, máy thái thịt… Công suất và kích thước máy tùy thuộc vào lượng khách nhà hàng.
Các giá đựng dụng cụ nhiều tầng, tiện ích cũng ko thể thiếu để cất các loại dao, thớt, máy sơ chế.
Cách setup bếp trong nhà hàng nhỏ
Tổng diện tích của bếp nhà hàng thường rơi vào khoảng 30-40% tổng diện tích nhà hàng. Với các nhà hàng nhiều tầng, chủ đầu tư thường dành từ ½ đến nguyên 1 tầng cho bếp nhà hàng. Đối với loại nhà hàng này, Lửa Việt rất khuyến khích dành 1 góc nhỏ để lắp thang máy vận chuyển đồ ăn để tăng hiệu suất phục vụ giữa các tầng.
Đối với menu nhà hàng nhỏ, lời khuyên nên tập trung vào menu đặc trưng chứ không kết hợp các loại thực đơn nhiều phong cách khác nhau. Vì với mỗi dạng menu lại cần các trang thiết bị nấu khác nhau, chưa kể chất lượng món ăn có thể bị ảnh hưởng nếu đầu bếp không chuyên 1 nhóm món nhất định. Ví dụ nhà hàng chuyên món nướng, chuyên món Âu hay món Á.
Trong khu bếp nhà hàng nhỏ, phương án tối ưu thường là bếp đặt sát vách tường và bố trí theo một khối để dễ dàng lắp đặt và vận hành.
Ví dụ, đối với nhà hàng chuyên món Á hoặc món Việt, cụm bếp Á thường được trang bị:
- 01 nồi hầm hoặc bếp hầm đơn công nghiệp
- 02 bếp á xào 2 họng (tổng 4 họng bếp)
- 01 lò nướng Slamander
- 01 nồi cơm điện dung tích lớn
- Bàn inox chế biến nguyên liệu khi nấu ăn
Với trang bị như trên, nhà hàng món Á sẽ linh hoạt thực đơn với các món súp, món hầm, các món chiên, xào…
Đối với nhà hàng chuyên món Âu
- 01 bếp chiên phẳng có rãnh sọc dùng cho các món thịt, cá nướng, bít tết
- 01 Lò nướng Salamander
- 01 Bếp chiên nhúng dung tích khoảng 15l
- 01 Lò hấp nướng đa năng
- 01 lò vi sóng dung tích lớn
Danh mục thiết bị có thể rút gọn, thay đổi dung tích tùy vào menu và công suất nhà hàng.
Trang bị hệ thống hút mùi là không thể thiếu trong khu bếp nấu để đảm bảo không khí thông thoáng, thức ăn không bị lẫn mùi.
Khu ra thức ăn, khu phục vụ trong thiết kế bếp nhà hàng
Sau khi thức ăn được nấu xong hoặc chế biến từ khu lạnh, đây là nơi sẽ chia, trang trí sau đó mang ra phục vụ khách hàng. Trong khu vực này có thể trang bị thêm lò vi sóng hâm thức ăn khi cần thiết.
Khu rửa chén, dụng cụ trong thiết kế bếp nhà hàng
Khu vực rửa chén cần được bố trí tách biệt với khu sơ chế thực phẩm và khu soạn chia thức ăn. Tuy nhiên, để thuận lợi cho lấy chén đĩa sạch khi ra món, kho chứa bát đĩa sẽ có hướng với trùng với hướng ra thức ăn.
Trong khu vực này không thể thiếu:
- Chậu rửa inox cỡ lớn
- Giá kệ inox đựng bát đĩa, dụng cụ nhà bếp
- Máy rửa bát, máy sấy bát đĩa (nếu cần)
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm thiết kế bếp nhà hàng hải sản
Những tiêu chí cần chú ý
Thiết kế bếp nhà hàng nhỏ đủ công năng phải đủ các tiêu chí sau để đảm bảo nhà hàng hoạt động trơn chu, hiệu quả.
Thiết kế bếp nhà hàng nhỏ sạch sẽ và thông thoáng
Yếu tố vệ sinh trong khu bếp luôn cần phải được quan tâm để đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ được món ăn ngon, tròn vị. Vật dụng, các khu vực trong bếp cần dễ lau chùi, vệ sinh hàng ngày, sàn nhà không trơn trượt. Hệ thống hút mùi, ánh sáng phải đạt chuẩn. Bố trí lối đi đủ rộng để dễ dàng chi chuyển giữa các khu vực khi cần thiết mà không xảy ra va chạm.
Không đầu bếp nào muốn làm việc trong một căn bếp ẩm thấp, ám mùi, vệ sinh kém một thời gian dài.
Đảm bảo hiệu quả năng lượng
Thiết kế bếp nhà hàng nhỏ nhưng phải đảm bảo yếu tố hiệu quả năng lượng khi sử dụng. Tận dụng ánh sáng, gió tự nhiên hoặc các hệ thống năng lượng mặt trời (điện, đun nước nóng) khi vận hành nhà hàng giúp tiết kiệm năng lượng một cách đáng kể.
Tính toán công suất các thiết bị vừa đủ, kết hợp linh hoạt giữa các loại nhiên liệu: điện, gas hợp lý sẽ giúp tiết kiệm tương đối túi tiền của chủ đầu tư.
Lắp đặt hệ thống ánh sáng, hút mùi và thông gió đảm bảo chất lượng
Hệ thống hút mùi, thông gió là bắt buộc đối với bất kỳ nhà hàng nào. Bếp nhà hàng nóng nực, ám mùi không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng món ăn, mà còn tâm lý, sức khỏe của nhân viên làm việc trong khu bếp.
Hệ thống ánh sáng là một phần không thể thiếu ở bất kỳ bếp nhà hàng nào. Khi thiết kế bếp nhà hàng nhỏ, hãy cố gắng tận dụng ánh sáng tự nhiên kết hợp thêm đèn chiếu sáng. Ánh sáng rất quan trọng cho đầu bếp để nhận định độ chín của món ăn.
Mua đồ dùng bếp phù hợp với thực đơn của nhà hàng
Mỗi nhà hàng thường sẽ xây dựng menu riêng của mình. Khi mua sắm các trang thiết bị bếp, tùy vào thực đơn và lượng khách hàng mục tiêu, chủ đầu tư sẽ lựa chọn loại trang thiết bị với dung tích phù hợp.
Hãy cố gắng tính toán danh sách trang thiết bị, đồ dùng bếp phù hợp để tránh lãng phí khi mua những thứ không thực sự cần thiết và hơn hết là làm chật không gian bếp. Ưu tiên các loại thiết bị đa chức năng để tiết kiệm không gian khi thiết kế bếp nhà hàng nhỏ.
Bố trí hệ thống điện nước khi thiết kế bếp nhà hàng nhỏ
Thông thường, trong các bếp nhà hàng, hệ thống đường điện phải được thiết kế một cách hợp lý để tránh cháy nổ, hỏng hóc vì môi trường bếp ăn thường có nhiệt độ cao và dễ dây nước. Đường dây điện nên được đi âm trần, âm tường hoặc đi ngầm vừa gọn gàng mà lại an toàn. Các thiết bị điện trong bếp thường có công suất lớn nên hệ thống dây điện phải chịu được tải cao để tránh hiện tượng chập, cháy do quá tải.
Hệ thống nước phải được đảm bảo để phục vụ công tác sơ chế, nấu ăn và dọn rửa trong bếp. Hệ thống thoát nước tiêu chuẩn tránh tình trạng bị tắc do nước dầu mỡ, chất thải, gây trơn trượt, mùi khó chịu trong bếp.
Kiểm tra công năng trước khi vận hành
Sau khi thiết kế, thi công bếp nhà hàng nhỏ xong, bạn nên có một số buổi vận hành thử để kiểm tra công năng hoạt động của căn bếp có như ý không. Các buổi đào tạo, hướng dẫn sử dụng bếp cho đội ngủ nhân viên là cần thiết.
Đặc biệt nên để cho đầu bếp vận hành thử, đánh giá vì họ sẽ là những người sử dụng trực tiếp và nhiều nhất bếp nhà hàng.
Trong trường hợp nếu có vấn đề cần điều chỉnh, phát sinh hãy cố gắng thực hiện điều này vì một bố cục hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao khi vận hành.
Các mẫu bếp nhà hàng nhỏ nhưng rất ấn tượng
Lửa Việt giới thiệu một vài mẫu thiết kế bếp nhà hàng nhỏ được ưa chuộng.
Với hơn 28 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế bếp ăn nhà hàng, khách sạn Lửa Việt tự tin là đối tác đáng tin cậy cho các đơn vị kinh doanh chuỗi nhà hàng – khách sạn, đặc biệt cho khách hàng đang muốn tìm đơn vị thiết kế bếp nhà hàng nhỏ uy tín.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn lắp đặt hệ thống hút mùi bếp khách sạn, nhà hàng MIỄN PHÍ ngay hôm nay!